Nhiều tín hiệu tích cực của thị trường bất động sản bán lẻ

Thứ năm, ngày 31/10/2024

Bên cạnh sự phát triển của ngành bán lẻ, Việt Nam cũng đang nổi lên như một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư bất động sản (BĐS) bán lẻ cao cấp với tốc độ tăng trưởng nhanh so với các nước trong khu vực. Tín hiệu tích cực ở 2 thị trường … Read moreNhiều tín hiệu tích cực của thị trường bất động sản bán lẻ

Bên cạnh sự phát triển của ngành bán lẻ, Việt Nam cũng đang nổi lên như một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư bất động sản (BĐS) bán lẻ cao cấp với tốc độ tăng trưởng nhanh so với các nước trong khu vực.

Tín hiệu tích cực ở 2 thị trường Bắc – Nam

Thị trường bất động sản (BĐS) bán lẻ cao cấp tại Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ với nhiều tiềm năng tăng trưởng trong dài hạn, đặc biệt là ở các thành phố trực thuộc Trung ương.

Các dự án trung tâm thương mại, cửa hàng bán lẻ cao cấp đang liên tục được mở rộng, thu hút sự quan tâm của cả nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Liên tục được đánh giá là một trong những ngành kinh tế năng động nhất của Việt Nam, duy trì tốc tốc độ tăng trưởng hằng năm ở hai chữ số trong hàng thập kỷ, thị trường bán lẻ đã nhanh chóng hồi phục rõ nét ngay sau đại dịch COVID – 19 và duy trì tốc độ tăng trưởng tích cực tới thời điểm hiện tại.

Quy mô ngành bán lẻ Việt Nam được Bộ Công Thương dự báo tăng lên 350 tỷ USD vào năm 2025, đóng góp 59% tổng ngân sách quốc nội.

Cùng với sự phát triển của ngành bán lẻ, Việt Nam cũng đang nổi lên như một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư bất động sản (BĐS) bán lẻ cao cấp với tốc độ tăng trưởng nhanh so với các nước trong khu vực.


Khối đế bán lẻ hoạt động tốt dựa trên nhu cầu hợp lý trong và lân cận khu vực dự án.

Đánh giá về thị trường bán lẻ tại Hà Nội, bà Trịnh Huỳnh Mai – Phó Giám đốc Bộ phận cho thuê thương mại Savills Hà Nội cho biết: “Khối đế bán lẻ hoạt động tốt dựa trên nhu cầu hợp lý trong và lân cận khu vực dự án. Trung tâm mua sắm gia tăng áp dụng mô hình chia sẻ doanh thu”.

Trong đó, tổng nguồn cung tăng 2% theo quý và 2% theo năm với sự xuất hiện của một trung tâm mua sắm và hai khối đế bán lẻ. Trong 5 năm qua, nguồn cung đạt mức tăng trưởng trung bình 3%/năm. Trung tâm mua sắm chiếm ưu thế với 63% tỷ trọng nguồn cung, tương đương 1,14 triệu m2, trong khi khối đế bán lẻ chiếm 17% và trung tâm bách hóa chiếm 3%.

Mặc dù công suất thuê giảm nhưng giá lại tăng. Theo đó, giá thuê gộp tầng trệt giảm nhẹ 1% theo quý nhưng tăng 6% theo năm, chủ yếu do giá thuê được cải thiện tại các khối đế bán lẻ với mức tăng 2% theo quý và 9% theo năm. Tại khu trung tâm, giá thuê là 3,4 triệu đồng/m2/tháng.

Công suất thuê ổn định theo quý và giảm 1% theo năm, đạt mức 85%. Khối đế bán lẻ ghi nhận mức tăng 13% theo năm, trong khi các trung tâm mua sắm giảm 5% theo năm, trung tâm bách hóa có công suất ổn định theo năm.

Đối với bán lẻ phục vụ dân cư, diện tích cho thuê thêm tăng 26.550 m2, trong đó khối đế bán lẻ có mức tăng đáng kể 24.520 m2. Các dự án khối đế bán lẻ mới hoạt động trong quý này đều có chung mô hình bán lẻ, trong đó ngành siêu thị, giải trí và F&B là khách thuê chủ đạo. Mô hình này hướng tới phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày cũng như các hoạt động giải trí của dân cư, dựa vào dự báo tăng trưởng dân số nhanh chóng từ các khu vực xung quanh.

Theo phân tích của Savills cho thấy nguồn cung thị trường tăng mạnh ở khu vực ngoài trung tâm. Như chia sẻ của bà Cao Thị Thanh Hương – Quản lý cấp cao Bộ phận Nghiên cứu Savills TP HCM: “Tình hình hoạt động tốt với các chuỗi thương hiệu mở rộng và nhu cầu mạnh mẽ từ các nhóm khách thuê chính”.

Cụ thể, trong quý 3/2024 tổng diện tích cho thuê tại TP HCM đạt 1,6 triệu m2, tăng 3% theo quý và 5% theo năm. Ba dự án mới tại khu vực ngoài trung tâm đã góp phần đáng kể vào sự gia tăng này. Trong đó, quận 8 dẫn đầu với hai dự án mới, cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của các khu vực ngoài trung tâm trong việc thu hút đầu tư và phát triển bất động sản bán lẻ.

Bên cạnh đó, công suất thuê được duy trì ở mức cao với 94%, tăng 0,5% theo quý và 4% theo năm. Các thương hiệu bán lẻ lớn của nước ngoài cũng đã mở rộng hoạt động tại khu vực ngoài trung tâm nhờ giá thuê phải chăng và mật độ dân số cao.

Các trung tâm thương mại trọng điểm như Hùng Vương Plaza, AEON Mall và Vạn Hạnh Mall duy trì công suất thuê đạt 100%, nhờ lượng khách hàng ổn định, cơ cấu khách thuê đa dạng và quản lý hiệu quả.

Savills thông tin, trong 8 tháng đầu năm 2024, doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn đạt 765 nghìn tỷ đồng, tăng 10% theo năm. Ngành F&B dẫn đầu trong việc thuê mặt bằng mới với 25% thị phần, tiếp theo là giải trí (24%) và thời trang (18%).

Theo Sở Công Thương TP HCM, doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ dự kiến sẽ tăng 11% trong năm 2024, với chi tiêu tiêu dùng dự kiến tăng 7,6%. Điều này cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ của tiêu dùng nội địa, thúc đẩy sự phát triển của thị trường bán lẻ.

Triển vọng của thị trường bất động sản bán lẻ tại TP HCM là rất tích cực. Các yếu tố như sức tiêu dùng mạnh mẽ, sự mở rộng của các thương hiệu lớn, nguồn cung mới hợp lý và chiến lược cải tạo của các chủ đầu tư đều góp phần tạo nên một thị trường sôi động và tiềm năng.

Savills dự báo, trong quý 4/2024 thị trường sẽ đón nhận hơn 27.600 m2 sàn từ ba dự án ngoài trung tâm chuẩn bị khai trương với công suất dự kiến đạt ít nhất 80%. Đến năm 2027, nguồn cung tương lai sẽ hơn 163.100 m2 từ 12 dự án. Trong đó, khu vực ngoài trung tâm chiếm 55% nguồn cung. Để cải thiện công suất, một số chủ đầu tư đang lên kế hoạch cải tạo và làm mới cơ cấu khách thuê vào năm 2025.

Còn nhiều tiềm năng phát triển

Trên thực tế, sự tăng trưởng của lĩnh vực bất động sản bán lẻ không chỉ đến từ sự tăng trưởng thu nhập bình quân, mà còn đến từ việc dịch chuyển thói quen mua sắm ngày càng cao cấp với sự mở rộng nhanh chóng của tầng lớp trung lưu lẫn thượng lưu. Chính sự xuất hiện của những thương hiệu quốc tế, cùng nhu cầu mua sắm, trải nghiệm dịch vụ cao cấp tăng, đã tạo nền tảng vững chắc cho bất động sản bán lẻ cao cấp phát triển.


Việt Nam đang nổi lên như một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư bất động sản bán lẻ cao cấp, với tốc độ tăng trưởng nhanh hơn so với nhiều nước trong khu vực…

Theo Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (Vars), yếu tố quan trọng nhất thúc đẩy thị trường bất động sản bán lẻ là tăng trưởng kinh tế ổn định và nhanh chóng. Nền kinh tế Việt Nam liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng GDP cao trong những năm gần đây, ngay cả giữa bối cảnh toàn cầu bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Sự phát triển kinh tế làm tăng thu nhập của nhiều người. Từ đó, tạo ra nhu cầu mua sắm tại các cửa hàng thời trang cao cấp, siêu thị hạng sang, cùng trung tâm thương mại có thương hiệu quốc tế.

Song song đó, thói quen của người tiêu dùng Việt Nam, nhất là thế hệ trẻ cũng thay đổi, hướng đến trải nghiệm mua sắm. Họ không chỉ dừng lại ở mua sắm hàng hóa mà còn tìm kiếm dịch vụ, trải nghiệm sống đẳng cấp. Sự thay đổi này càng thúc đẩy bất động sản bán lẻ phát triển.

Ngoài ra, có thể nói, cơ sở hạ tầng đô thị và thương mại được đầu tư mạnh mẽ tiếp tục giúp Việt Nam trở thành thị trường hấp dẫn đối với các thương hiệu bán lẻ quốc tế. Không ít thương hiệu cao cấp từ ngành thời trang, mỹ phẩm, đồ gia dụng, thực phẩm cao cấp đã đổ bộ vào Việt Nam. Thực tế, việc xuất hiện những thương hiệu này vừa đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Việt Nam, lại vừa giúp nâng cao tiêu chuẩn của thị trường bán lẻ. Bởi việc hiện diện của các thương hiệu quốc tế buộc nhà bán lẻ trong nước phải xem xét đến dịch vụ và chất lượng không gian bán lẻ.

Hơn nữa, Vars đánh giá môi trường đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản đang được cải thiện với nhiều chính sách thu hút đầu tư, hỗ trợ về tín dụng và ưu đãi thuế dành cho các dự án phát triển bất động sản bán lẻ. Trong đó, dự án tập trung vào phân khúc cao cấp cũng tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư.

Đặc biệt, tiềm năng tăng trưởng của thị trường bất động sản bán lẻ còn được thúc đẩy bởi sự phát triển nhanh chóng của ngành du lịch. Việt Nam đang trở thành điểm đến phổ biến đối với du khách quốc tế và nội địa, bao gồm cả du khách có nhu cầu mua sắm và tiêu dùng sản phẩm cao cấp. Trải nghiệm mua sắm kết hợp du lịch của du khách, nhất là du khách nước ngoài từ một số quốc gia phát triển như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và các nước châu Âu, thường có nhu cầu mua sắm cao khi đến Việt Nam cũng tạo cơ hội cho nhà bán lẻ cao cấp mở rộng thị trường.

Đức Minh

 

 

ĐĂNG KÝ THÔNG TIN

để nhận chính sách bán hàng tốt nhất

    open_form
    navigation